Cổ tử cung ngắn là gì? Có ảnh hưởng đến quá trình mang thai?

Đối với người phụ nữ, xuyên suốt quá trình mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng và có thể đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong đó có thể kể đến như tình trạng cổ tử cung ngắn lúc mang bầu xuất hiện khá phổ biến ở nhiều chị em. Vậy cổ tử cung ngắn là gì? Có nguy hiểm đến việc sinh nở không? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để phổ cập thêm kiến thức cho mình nhé!

Cổ tử cung ngắn là gì? Đây là tình trạng chiều dài từ lỗ ngoài đến lỗ trong của cổ tử cung nhỏ hơn 25mm. Còn với người có cổ tử cung bình thường thì kích thước sẽ rơi vào khoảng 30mm đến 50mm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng cổ tử cung ngắn như tùy thuộc vào cơ địa, nhiễm trùng âm đạo, thai phụ bị xuất huyết,… Ngoài ra, cổ tử cung càng ngắn, sẽ dẫn đến việc sinh non và chuyển dạ sớm càng cao.

Tìm hiểu về cổ tử cung ngắn là gì?

Theo như chia sẻ từ chuyên gia phụ sản cho biết, cổ tử cung là một trong các bộ phận cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định khả năng mang thai và quá sinh sinh đẻ ở người phụ nữ. Bởi nó chính là nơi liên kết giữa âm đạo và buồng tử cung. 

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ chế hoạt động của cổ tử cung vô cùng nghiêm ngặt, đóng kín bằng nút nhầy nhằm bảo vệ cho môi trường bên trong buồng tử cung được vô trùng. Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại, bảo đảm an toàn cho thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Vậy trường hợp cổ tử cung ngắn là gì? Muốn biết chiều dài cổ tử cung bao nhiêu thì dựa vào việc siêu âm qua đường âm đạo. Theo đó, nếu nữ giới có kích thước đo được từ lỗ ngoài đến lỗ trong tử cung rơi vào khoảng 30mm-50mm cho thấy bình thường. Còn kích thước dưới 25mm là cổ tử cung bị ngắn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bẩm sinh hoặc tùy thuộc vào từng cơ địa ở mỗi chị em là khác nhau.

cổ tử cung ngắn là gì? khái niệm
Cổ tử cung ngắn là gì trong thai kỳ? Là tình trạng thai phụ có kích thước cổ tử cung được đo từ lỗ trong đến lỗ ngoài với kích thước dưới 25mm.

Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai, để biết chiều dài cổ tử cung chính xác là bao nhiêu, thì chị em nên đi kiểm tra vào giữa tuần thứ 14 và 16 của thai kỳ bằng biện pháp siêu âm đầu dò. Vì nếu đi kiểm tra quá muộn hoặc quá sớm trong khoảng thời gian này, sẽ cho ra kết quả có độ chính xác không cao về khả năng và nguy cơ thai phụ có gặp phải tình trạng cổ tử cung bị ngắn hay không.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ tử cung bị ngắn

Theo như nghiên cứu và nhận định từ nhiều chuyên gia bác sĩ khoa sản, tình trạng cổ tử cung ngắn trong giai đoạn mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

– Bị bẩm sinh từ khi mới sinh ra: Thai nhi từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi chào đời có cơ quan sinh sản phát triển yếu, khiến cho cổ tử cung bị nhi hóa hoặc dị dạng.

– Bị ảnh hưởng từ việc phẫu thuật cắt đoạn hoặc khoét chóp cổ tử cung.

Mặc dù, nếu xét về mặt cơ bản thì tình trạng cổ tử cung ngắn không tác động đến khả năng quan hệ tình dục, chức năng sinh lý hoặc quá trình thụ thai. Thế nhưng, nó cũng chính là nhân tố làm xuất hiện triệu chứng chuyển dạ, sinh con sớm hoặc nghiêm trọng hơn là sảy thai.

Ngoài ra, xét về mặt sinh lý, kích thước cổ tử cung có thể thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Theo đó, trong 6 tháng đầu mang thai, cổ tử cung sẽ có dấu hiệu dài ra. Đến 3 tháng cuối, tử cung tự động thu ngắn kích thước để thuận tiện cho việc chuyển dạ và sinh đẻ. Sau khi thai phụ sinh xong, nó trở về với chiều dài ban đầu. Đồng thời, một số nguyên nhân khác có thể làm ngắn cổ tử cung như:

– Phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng ở mỗi người là khác nhau. 

– Tử cung bị kéo đi xa và dài quá mức.

– Nữ giới mắc bệnh viêm niêm mạc tử cung.

– Nữ giới mắc các bệnh phụ khoa, nhiễm trùng âm đạo.

– Thai phụ gặp phải tình trạng xuất huyết trong giai đoạn thai kỳ.

– Chức năng của cổ tử cung suy yếu, làm giảm khả năng co giãn và chịu lực.

Cổ tử cung ngắn có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở?

Như đã nói ở trên, về cơ bản thì tình trạng này không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, khả năng thụ thai hoặc chuyện quan hệ tình dục của vợ chồng. Thế nhưng, hiện tượng cổ tử cung ngắn bất thường sẽ tác động đến sức khỏe thai sản cũng như quá trình sinh đẻ ở chị em phụ nữ. Làm cho cổ tử cung bị giãn ra, cơ chế hoạt động không còn hiệu quả, giảm đi tính bảo vệ an toàn cho mẹ và bé.

cổ tử cung ngắn là gì? nguy hiểm
Phụ nữ đang có bầu gặp phải vấn đề cổ tử cung bị ngắn có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, dẫn đến sinh non, nguy hiểm hơn là sảy thai hoặc thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.

Đồng thời, nó khiến cho tử cung không đủ lực để giữ thai nhi, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm sinh non. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến việc thai chết lưu, em bé sinh ra bị thiếu tháng, nhẹ cân, xuất huyết não hoặc bị dị tật bẩm sinh. 

Cùng với đó, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, thai phụ gặp phải tình trạng cổ tử cung ngắn, thì tỷ lệ sinh non so với người bình thường sẽ cao gấp 6 lần nếu mang thai đơn và cao gấp 8 lần nếu mang thai đôi. Ngoài ra, việc chuyển dạ sinh sớm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nếu cơ thể người mẹ càng có nhiều biến chứng thì nguy cơ sinh con thiếu tháng càng cao.  

Một số biện pháp giúp chữa trị bệnh cổ tử cung ngắn

Sau đây là những biện pháp hỗ trợ điều trị, giúp phòng ngừa nguy cơ chuyển dạ sinh non cho người có cổ tử cung ngắn và người đang mang thai:

– Tập trung nghỉ ngơi: Đối với những chị em đang có bầu có nguy cơ sinh non cao nên hạn chế việc đi lại, làm các việc nặng nhọc hay vận động mạnh. Nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn và ngủ đủ giấc, không nên tập trung quá nhiều vào công việc sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi.

– Dùng thuốc chống co thắt: Đây là loại thuốc thường được kê đơn nếu thai phụ muốn ngăn ngừa việc sinh con thiếu tháng. Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ đáng tin cậy và thuyết phục trong việc thuốc chống co thắt giúp điều trị sinh non hiệu quả, cũng như chưa có kết luận nào khẳng định thuốc này hoàn toàn gây hại. Cho nên, trong các trường hợp khẩn cấp, nguy cơ sinh non cao, chúng mới được các bác sĩ kê đơn với liều lượng thích hợp.

cổ tử cung ngắn là gì? điều trị
Cỏ rất nhiều biện pháp hỗ trợ phòng tránh tình trạng này như: dùng phương pháp khâu vòng cổ tử cung, dùng thuốc Progesterone, phương pháp khâu vòng cổ tử cung,…

– Dùng phương pháp khâu vòng cổ tử cung: Đây là phương pháp được nhiều nữ giới áp dụng phổ biến nhằm phòng tránh nguy cơ sảy thai. Để đạt hiệu quả tối ưu, chị em nên đi khâu vào những tháng đầu thai kỳ, khoản tuần thứ 14 đến 16 và chậm nhất là vào tuần thứ 20. Phương pháp này, có kỹ thuật tương đối đơn giản, nên không lo tác động đến thai nhi. Nhưng nó chỉ thích hợp dành cho các mẹ mang thai đơn.

– Dùng thuốc Progesterone: Mặc dù thuốc này chưa được FDA công nhận, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng Progesterone kể từ tuần thứ 16 hoặc 20 cho đến tuần thứ 34 hoặc 36 có thể ngăn ngừa được nguy cơ sinh non.

– Vòng nâng tử cung: Thích hợp dành cho cả mẹ mang song thai hoặc đơn thai. Hỗ trợ phòng ngừa việc sinh non trước 36 tuần ở người mang thai đơn và trước 32 tuần ở người mang thai đôi.

– Bổ sung axit folic và omega 3: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé là việc quan trọng, không thể thiếu. Chị em nên bổ sung thêm vào mỗi khẩu phần ăn các loại thực phẩm chứa vitamin B9 (chất axit folic) và omega 3, có thể giúp hạn chế tối thiểu nguy cơ sinh non hiệu quả, đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất nuôi thai nhi và cơ thể mẹ.

Trong bài viết này, đã tổng hợp đầy đủ mọi lời giải đáp cho câu hỏi cổ tử cung ngắn là gì? Có gây nguy hiểm cho quá trình mang thai hay không và nguyên nhân gây ra do đâu? Hy vọng rằng, thông qua những thông tin được chia sẻ trên đây, có thể giúp cho nhiều chị em phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị có “tin vui” học hỏi thêm nhiều kiến thức thai sản bổ ích. Qua đó, biết cách phòng ngừa việc sinh non, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *