Nếu bạn là người đam mê, yêu thích nền âm nhạc 8x, 9x đời đầu, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với nam ca sĩ Tuấn Hưng đã từng làm mưa làm gió một thời với biết bao bản hit đình đám. Nhưng điều đáng nói ở đây, mỗi khi nhắc đến cái tên này, có không ít người lại gắn kèm thêm danh xưng “chạn vương” cho anh ta. Vậy ý nghĩa của chạn vương là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Chỉ nên sử dụng nó trong ngữ cảnh nào? Tất cả đều sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chạn vương là gì? Theo nghĩa đen, thì cái “chạn” là một vật dụng thường được làm từ tre, gỗ, inox, sắt và phân ra thành nhiều ngăn, chuyên dùng trong việc đựng nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đũa đã rửa sạch. Còn từ “vương” có nghĩa là vua chúa hay người nắm nhiều quyền lực trong tay. Khi xét theo nghĩa bóng, thì cụm từ “chạn vương” là một từ lóng dùng để ám chỉ những người đàn ông lấy vợ có gia thế quyền quý và sống phụ thuộc vào nhà vợ.
Ý nghĩa của từ chạn vương là gì?
Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội hay lan truyền một câu nói vui là “sương gió phủ đời trai, tương lai nhờ nhà vợ”, ngụ ý châm chọc những anh chàng may mắn cưới được vợ có gia cảnh giàu sang, nắm trong tay nhiều của cải. Đồng thời, họ còn bị gắn thêm cho cái mác “chạn vương” mỗi khi ai đó nhắc đến nhà vợ của mình. Để hiểu một cách bao quát về danh xưng này, thì bạn nên tìm hiểu qua hai trường hợp như sau:
Theo nghĩa đen
“Chạn” hay còn gọi với các cái tên như chạn bát, tủ gạc-măng-rê, đây từ lâu đã là một vật dụng không còn quá xa lạ đối với nhiều gia đình, nhất là ở khu vực thôn quê. Nó thường được chế tạo bằng các loại vật liệu như gỗ, tre, nứa, hoặc inox, sắt,…. và chia thành từng ngăn, bọc lưới ở các mặt xung quanh. Công dụng chính của chạn là chuyên dùng để đựng nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đũa đã rửa sạch sẽ và phơi khô. Hoặc sử dụng trong việc bảo quản thức ăn mới nấu hay thức ăn thừa thay cho tủ lạnh.
Còn từ “vương” có nghĩa là vua chúa hay chỉ người nắm nhiều quyền lực nhất trong tay ở một khu vực nhất định. Khi ghép hai chữ này lại thành “chạn vương”, thì cụm từ này được hiểu theo nghĩa đen của câu tục ngữ dân gian là “chó chui gầm chạn”, mang hàm ý miêu tả hình ảnh một chú chó đang núp dưới gầm chạn hay gầm giường để tránh bị ăn đòn. Nó không dám lên tiếng và có bất kỳ động thái phản kháng nào. Nó chỉ biết ngậm ngùi rên ư ử trong miệng một cách đáng thương như muốn cầu xin tha thứ.
Theo nghĩa bóng
Vậy theo nghĩa bóng, ý nghĩa từ chạn vương là gì? Hiểu đơn giản, chạn vương (trong tiếng anh gọi là King of Cupboard) hay còn gọi là vua chạn, là một dạng từ lóng thường dùng để ám chỉ đến những người đàn ông trông cậy vào việc lấy vợ có gia thế giàu sang, con nhà quyền quý.
Mục đích là để hưởng một đời vinh hoa, không cần lao động chân tay vất vả, lao lực nhưng vẫn được ăn sung mặc sướng. Hoặc dựa vào địa vị, quyền lực của gia đình vợ để nương nhờ, làm “bàn đạp” cầu tiến, phát triển sự nghiệp. Đồng thời, cả một đời sau này, họ cũng không chịu nhiều áp lực, nỗi lo về tài chính, tiền bạc hay vật chất, tất cả đã có một tay vợ lo hết. Chính vì phải sống phụ thuộc vào bên vợ, nên sau khi kết hôn, không ít chạn vương đều sẽ chọn cách ở rể.

Cụm từ “chạn vương” bắt nguồn từ đâu?
Như đã nói ở trên, chạn vương là một thuật ngữ có nguồn gốc từ câu tục ngữ “chó chui gầm chạn”. Từ thời xa xưa, người ta thường dùng câu tục ngữ này theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để nói về những người có cuộc sống cơ cực, bần hàn, bị dồn đến bước đường cùng, không còn cơ hội phản kháng.
Cho nên, họ phải chui rúc ở dưới gầm hay một xó nào đó để ẩn mình, trốn tránh. Đến nay, nhiều người đã sử dụng thuật ngữ chạn vương thay cho câu “chó chui gầm chạn” như một cách ẩn dụ việc người đàn ông lấy vợ giàu cũng giống như một con chó đang trốn dưới gầm chạn.
Hiểu rộng ra, khi cánh mày râu phải sống nương nhờ vào gia thế hiển hách từ nhà vợ, được hưởng vinh hoa phú quý, cả đời sung sướng. Thì đồng nghĩa với việc anh ta gần như không còn là trụ cột chính trong gia đình. Nói đúng hơn, anh ta sẽ mất đi tiếng nói và bản lĩnh của phái mạnh khi phải sống cái cảnh ở rể, mọi thứ đều phải nghe răm rắp theo lời vợ.
Ngữ cảnh nào mới nên sử dụng từ chạn vương?
Ngày nay, chạn vương dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng, xuất hiện cực kỳ phổ biến không chỉ trên mạng xã hội mà còn trong các cuộc trò chuyện, giao tiếp đời thường. Phần lớn mọi người sử dụng từ chạn vương với mục đích mỉa mai, châm chọc, nhạo báng và khinh miệt người đàn ông ham mê hư danh, vật chất. Thích ăn nhờ ở đậu, sống bám vào nhà vợ để dễ dàng và nhanh chóng hưởng sự giàu sang, phú quý mà không cần làm việc nặng nhọc.
Chưa kể, hầu như ai ai cũng gọi chung những chàng trai ở rể là chạn vương. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải anh chàng nào đi ở rể hoặc lấy vợ giàu đều nhắm đến tài sản hay muốn lợi dụng quyền thế nhà vợ. Họ vẫn có đủ khả năng chăm lo vợ con và xây dựng cho mình một tổ ấm riêng, sự nghiệp ổn định mà không cần dựa vào bất kỳ ai.
Thực ra mà nói, chẳng có người đàn ông nào trên đời này mong muốn bị gắn mác “chạn vương” hay phải đi ở rể đâu. Bởi lẽ, không một ai chịu sống trong cái cảnh chứa nhiều tai tiếng, lời dèm pha như vậy cả. Và điều này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể diện và lòng tự tôn của đấng nam nhi. Thế nên, có thể họ gặp phải một lý do bất khả kháng nào đó nên buộc phải chấp nhận và ép bản thân thích nghi với hoàn cảnh mà thôi.
Chính vì lẽ đó, bạn không nên dùng từ chạn vương một cách tùy tiện, bừa bãi không có chừng mực. Dù cho bạn chỉ có ý trêu đùa, chọc ghẹo hay nói vui chứ không cố ý xúc phạm một ai. Nhưng với những người xa lạ, không thân thiết với bạn, họ có thể hiểu là bạn đang xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ đấy.
Do đó, bạn chỉ nên áp dụng từ chạn vương với đúng ngữ cảnh và đúng đối tượng. Chẳng hạn như bạn bè cùng trang lứa mà chơi thân lâu năm, có cùng “tần số”, hiểu ý nhau. Bạn tuyệt đối không được nói từ này trước mặt người lớn tuổi hay có vai vế cao hơn mình ngay cả trong gia đình và ngoài xã hội. Việc này sẽ giúp bạn tránh gây hiểu lầm tai hại, cũng như không trở nên kém duyên, thiếu lễ độ, gia giáo trong mắt người khác.
Điểm mặt những “chạn vương” nổi tiếng trong giới showbiz
Ca sĩ Tuấn Hưng
Khi đề cập đến chạn vương trong giới Showbiz thì cái tên được mọi người nhắc đến nhiều nhất chính là ca sĩ Tuấn Hưng. Người gắn liền với nhiều bản hit đình đám trong nền âm nhạc Việt Nam. Hai bài hát đã góp phần tạo nên tiếng vang, tên tuổi của Tuấn Hưng là “Tìm lại bầu trời” và “Phải chia tay thôi”.
Vào năm 2014, Tuấn Hưng kết hôn với một người con gái nhỏ hơn anh 12 tuổi có xuất thân là con của một gia đình giàu có nhất nhì tại đất Hà Thành. Và ngay cả vợ Tuấn Hưng cũng có một sự nghiệp kinh doanh làm ăn riêng, không sống phụ thuộc vào chồng. Nên đó chính là lý do tại sao người ta hay gọi anh bằng danh xưng “chạn vương” nhiều đến vậy.

Ca sĩ Thanh Bùi
Thanh Bùi được biết đến là một trong những ca sĩ và nhạc sĩ tài giỏi không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế. Bởi, anh đã từng lọt vào top 8 của chương trình Australian Idol và sáng tác ra rất nhiều bài hát nổi tiếng cho ngôi sao đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Tây Ban Nha.
Về đời sống riêng tư, vào năm 2013, Thanh Bùi đã kết hôn với người con gái gốc hoa thuộc gia đình “trâm anh thế phiệt”, có gia cảnh giàu có nhất nhì Sài Thành. Và đám cưới của anh và vợ cũng được tổ chức trong một tòa nhà cao tầng xa hoa, đắt đỏ do chính nhà vợ là chủ sở hữu.

Diễn viên Bình Minh
Bình Minh là một MC và diễn viên có gương mặt điển trai, ngoại hình phong độ, cuốn hút, lịch lãm, khiến nhiều chị em phụ nữ một thời mê đắm không ngớt. Ngoài sự nghiệp làm MC truyền hình, anh ta cũng góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng và mang lại cho mình không ít danh hiệu quý giá.
Về cuộc sống cá nhân, Bình Minh lập gia đình từ năm 2008, vợ anh là một doanh nhân thành đạt, nắm giữ vị trí Giám đốc Marketing tại khách sạn 5 sao Caravelle xa hoa bậc nhất Sài Gòn. Mãi về sau, Bình Minh cũng ít xuất hiện trên màn ảnh để lui về chăm lo cho gia đình nhỏ. Vì vậy, mà người ta mới gắn cho anh cái mác “chạn vương” khi thấy sự chênh lệch quá lớn về sự nghiệp lẫn địa vị, tài chính giữa anh và vợ.
Trên đây đã giải thích đầy đủ và chi tiết về ý nghĩa của từ chạn vương là gì theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Từ đó, có thể giúp bạn biết cách sử dụng từ ngữ này sao cho đúng người, đúng thời điểm, tránh gây hiểu lầm và khiến người khác có cái nhìn không hay về mình. Hãy nhớ, dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vẫn phải luôn đề cao sự tôn trọng và phép lịch sự khi giao tiếp bạn nhé!